Ngày 17/1, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch chưa phù hợp. Trong đó có việc cách ly người về ăn tết theo kiểu “một nơi một kiểu”. Nhiều nơi vẫn chưa có động thái điều chỉnh các quy tắc kiểm dịch khi người dân về quê ăn tết 2022.
Về quê ăn tết 2022: đường về còn lắm nhiêu khê
Không địa phương nào cấm người dân về quê ăn Tết 2022. Nhưng quy định về phòng chống dịch mỗi nơi một khác. Có một thực tế là, dù mức độ dịch như nhau nhưng có tỉnh yêu cầu xét nghiệm, cách ly y tế. Có tỉnh lại “thả cửa” đón người dân về quê. Ví dụ, tỉnh Thừa Thiên – Huế (hiện đang ở mức 3) quy định người dân từ vùng cam và đỏ phải cách ly 14 ngày khi về địa phương.
Cũng trong trường hợp dịch ở cấp độ 3, Bình Định không yêu cầu cách ly đối với những người về quê ăn Tết. Mà chỉ khuyến cáo người dân nên tuân thủ 5K.
Tỉnh Quảng Ninh không yêu cầu bằng chứng xét nghiệm đối với những người vào địa phương này. Nhưng những người từ vùng cam, đỏ trở về phải được cách ly.
Tỉnh Yên Bái thì quy định người từ vùng cam, đỏ hoặc đã được tiêm phòng đầy đủ phải xét nghiệm RT-PCR trước khi về. Khi trở về phải trình báo với trạm y tế. Sau đó cách ly tại nhà 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần. Sau khi cách ly xong, người dân được theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm lại…
Còn chuyện gần 30 gia đình về Thanh Hóa đón tết bị chính quyền xã khóa trái cửa đã xảy ra vài ngày trước.
Nên cập nhật mới trong tư tưởng phòng chống dịch
Nhiều chuyên gia cho rằng tư tưởng cách ly người về quê ăn tết 2022 không còn phù hợp và cần phải thay đổi. Đây không phải là biện pháp phòng chống dịch mà là thiếu hiểu biết về phòng chống dịch. Hiện nay, các ngành du lịch, kinh doanh … đều đang áp dụng Nghị quyết số 128 / NQ-CP của Chính phủ. Theo tinh thần và chỉ đạo “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19”. Theo Quyết định số 4800 / QĐ -BYT Bộ Y tế quy định chỉ được cách ly những người thuộc khu cách ly y tế hoặc vùng đỏ.
Mức độ hiểu biết về Covid-19 cũng cao hơn trước. Trong bối cảnh Việt Nam hiện đang trong nhóm đầu thế giới về độ phủ Vắc xin. Với hơn 170 triệu liều vắc xin Covid-19 đã tiêm. Hầu hết người dân đã tiêm từ 2 đến 3 liều. Rất khác so với Tết năm 2021.
Năng lực phòng chống dịch của hệ thống y tế cũng đã được cải thiện so với trước đây. Do chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chống dịch. Và đang từng bước thích nghi với dịch một cách an toàn. Vì vậy, nên tạo thuận tiện hơn cho việc đi lại của người dân.
Nhu cầu đi lại rất lớn
Trong đợt dịch bệnh vừa qua nhiều người không thể về quê cả năm. Nên Tết Nguyên đán năm nay, nhiều người muốn về quê ăn tết 2022. Vậy nên nhu cầu di lại rất lớn. Tuy nhiên, những lo ngại thái quá đã dẫn đến việc nhiều nơi đưa ra các quy định phòng chống dịch “cực đoan”. Hạn chế người dân trở về ăn Tết.
Những cách làm “mỗi nơi một kiểu” phản ánh sự thiếu hiểu biết về dịch bệnh và hiệu quả của công tác chống dịch. Gây trở ngại cho những người có nhu cầu chính đáng về quê tham gia lễ hội mùa xuân. Đồng thời cũng thêm phần khó khăn cho việc phục hồi của ngành du lịch.
Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã dỡ bỏ các quy định kiểm soát kiểu “cát cứ” ở các địa phương. Tạo điều kiện cho người dân được đi lại về quê ăn tết 2022. Từng bước khôi phục du lịch. Đưa hoạt động kinh tế-xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Các địa phương cần thống nhất thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Cùng một cấp độ an toàn dịch thì phải có cùng quy định giống nhau. Không đưa ra những quy định riêng của địa phương thiếu nhất quán với quy định chung của Chính phủ.
Tất cả các địa phương phải khắc phục càng sớm càng tốt tình trạng “trên mở dưới đóng” nêu trên. Thực hiện thống nhất các quy định về phòng chống dịch. Tháo gỡ vướng mắc cho dòng người về quê ăn tết. Thực hiện công khai minh bạch, thông thoáng, đón tiếp du khách.
Theo Báo Nhandan.vn