Thế hệ MZ Hàn Quốc mua sắm xa xỉ khiến thị trường hàng hiệu bùng nổ sau dịch

0
1659

Bất chấp đại dịch, thị trường hàng xa xỉ của Hàn Quốc vẫn đang bùng nổ. Thế hệ MZ của Hàn Quốc có thói quen tiêu dùng không như dự đoán của các nhà kinh tế.

Thị trường hàng xa xỉ cá nhân tiếp tục tăng trưởng bất chấp đại dịch

Thế hệ MZ Hàn Quốc với trào lưu Flex-consumption
Trào lưu Flex-consumption của giới trẻ Hàn. Ảnh: gettyimagesbank

Trong khi COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào hầu hết các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Kéo theo sự hỗn loạn và suy thoái kinh tế. Nhưng thị trường hàng xa xỉ cá nhân ở Hàn Quốc lại cho thấy một mô hình khác thường.

Không nao núng trước đại dịch. Nó đã tự đặt mình ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế chung với tốc độ tăng trưởng ổn định.

Theo công ty nghiên cứu toàn cầu Euromonitor International. Thị trường hàng xa xỉ cá nhân của nước này đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra. Với giá trị đạt 12,5 tỷ USD vào năm 2020, ít thay đổi so với mức 12,52 tỷ USD của năm trước. Con số này là 12,24 tỷ USD vào năm 2018.

Doanh thu hàng xa xỉ cá nhân
Doanh thu hàng xa xỉ cá nhân

Tình hình này hoàn toàn trái ngược với thực tế. Đó là giá trị thị trường hàng xa xỉ cá nhân toàn cầu đã giảm 23% trong cùng thời kỳ. Từ 318,6 tỷ USD năm 2019 xuống 246 tỷ USD vào năm 2020. Chứng tỏ ​​Hàn Quốc đã chiếm một phần lớn hơn của thị trường. Được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng xa xỉ đang bùng nổ này.

Các kênh mua sắm hàng hiệu xa xỉ trực tuyến của Hàn Quốc cũng đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng. Với các nền tảng mới xuất hiện. Và các nền tảng hiện có thì đẩy mạnh cuộc chơi của họ trong cuộc cạnh tranh gay gắt.

Thế hệ MZ của Hàn Quốc là ai?

Doanh số bán hàng trực tuyến chiếm khoảng 10,6% thị trường xa xỉ, so với 8,6% năm 2016. Năm 2020, thị trường mua sắm hàng hóa xa xỉ trực tuyến đã tăng 11% so với năm trước. Ước tính đạt 1,6 nghìn tỷ won (1,34 tỷ USD).

Suh Yong-gu, giáo sư quản lý tại Đại học Nữ sinh Sookmyung, giải thích rằng. Thị trường hàng xa xỉ đang ngày càng mở rộng do cái gọi là Thế hệ MZ – một thuật ngữ mới được đặt ra dùng để chỉ cả Millennials (sinh năm 1981-1995) và Thế hệ Z (sinh năm 1996-2005).

“Phần lớn người tiêu dùng trên thị trường hàng xa xỉ là Thế hệ MZ. Sức mua, tài chính và thu nhập của họ có thể không đủ để mua những hàng hóa này một cách thoải mái. Nhưng so với thế hệ cũ, họ chuộng hàng xa xỉ và có xu hướng mua sắm nhiều hơn”. Giáo sư nói với The Korea Times.

Ông giải thích: “Những lý do đằng sau nó như việc vung tiền theo xu hướng “mua sắm mỏi tay”. Là kiểu chi tiêu như thể “trả thù” cho những hạn chế do đại dịch gây ra. Chẳng hạn như không thể đi du lịch nước ngoài”. 

Trào lưu mua sắm mới của thế hệ MZ Hàn Quốc

Flex” là một thuật ngữ tiếng lóng xuất phát từ nhạc hip-hop, có nghĩa là “phô trương”. Và “flex consumption – mua sắm mỏi tay” dùng để chỉ việc mua hàng hóa đắt tiền để phô trương một lối sống xa hoa.

Trào lưu mua sắm mới của thế hệ MZ Hàn Quốc
Thế hệ MZ Hàn Quốc hưởng ứng trào lưu “mua sắm mỏi tay” sau đại dịch

Mọi người xếp hàng để vào Cửa hàng bách hóa Shinsegae ở quận Jung, trung tâm Seoul. Ảnh Korea Times.

Các “ông lớn” vào cuộc

Để giành lấy một phần của thị trường đang phát triển, các tập đoàn đang nhanh chóng nhảy vào. Xây dựng các kênh mua sắm hàng xa xỉ trực tuyến của riêng họ.

Tập đoàn Lotte vừa qua đã có động thái mạnh mẽ. Công ty con là Lotte Duty Free đã mở nền tảng mua sắm trực tuyến sang trọng đầu tiên. Nó có tên là “Sogong 1st Ave” và mới được khai trương hồi đầu tháng. Nó đã trở thành ngôi nhà chung của khoảng 30 thương hiệu hàng hiệu và đồ hiệu cao cấp. Chẳng hạn như Valentino, Moncler, Alexander McQueen và Fendi. 

Những gã khổng lồ công nghệ Naver và Kakao đã và đang bổ sung thêm nhiều mặt hàng cao cấp. Đa dạng sản phẩm hơn trên các nền tảng thương mại điện tử của họ. Naver vừa ra mắt một danh mục mới dành riêng cho hàng xa xỉ trên nền tảng Mua sắm Naver. Và Kakao thì đã mở các cửa hàng hàng hiệu chính thức. Chẳng hạn như Tiffany & Co. và Mulberry trong nền tảng thương mại điện tử của mình.

Nền tảng mua sắm trực tuyến quần áo nam hàng đầu Musinsa đã triển khai một cửa hàng trong ứng dụng vào tháng 6 để cho phép người dùng mua sắm các thương hiệu sang trọng.

Các nền tảng TMĐT đẩy mạnh cung ứng phục vụ thế hệ MZ ở Hàn Quốc

Giáo sư Suh nói thêm rằng các kênh cung cấp hàng xa xỉ đa dạng như vậy đã kích hoạt chu kỳ tăng cung và cầu. Ông nói: “Trước đây, đối với hầu hết các trường hợp. Mọi người phải đến một shop hàng hiệu và đôi khi phải xếp hàng chờ mua hàng xa xỉ. Nhưng khi các kênh cung ứng đa dạng hóa, nguồn cung đã góp phần làm tăng nhu cầu hơn nữa. Dẫn đến việc mở rộng chuỗi cung ứng của nó thậm chí còn lớn hơn.”

Người mẫu thương hiệu

Người mẫu thương hiệu của Mustit, Ju Ji-hoon (trên) và người mẫu của Trenbe, Kim Hee-ae.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các nền tảng trực tuyến về thương hiệu và cao cấp hiện có. Chẳng hạn như Mustit, Trenbe, Balaan và Catch Fashion… Đang tạo ra một cách để đảm bảo mảng kinh doanh của họ. Sử dụng các ngôi sao tên tuổi làm người mẫu thương hiệu.

  • Mustit bắt đầu chiến dịch tiếp thị với ngôi sao của loạt phim Netflix “Kingdom”, Ju Ji-hoon, vào tháng 8. Công ty cho biết họ đã kiếm được 32 tỷ won (27 triệu đô la) khi chiến dịch ra mắt. Và số lượng người dùng đăng ký mới đã tăng 66% so với tháng trước.
  • Catch Fashion đã chứng kiến ​​mức tăng vọt 183% về người dùng mới trong tháng. Sau sự góp mặt của nam diễn viên Jo In-sung trong chiến dịch thương hiệu vào tháng 9. 
  • Trenbe, do nữ diễn viên Kim Hee-ae quảng cáo. Cũng có lượng giao dịch hàng tháng tăng khoảng 4,2 tỷ won so với tháng trước.

Thế hệ MZ Hàn Quốc dễ dàng chấp nhận mua sắm online

Một người thường xuyên mua hàng xa xỉ trực tuyến, họ Kim, nhận xét rằng. Hoạt động tiếp thị của nền tảng này làm tăng độ tin cậy của việc mua sắm trực tuyến đối với hàng hóa giá cao. Thứ mà trước đây người mua thường thích mua trực tiếp.

Mua sắm online ngày càng phát triển
Mua sắm online ngày càng phát triển

Catch Fashion đã chứng kiến mức tăng đột biến 183% về người dùng mới trong tháng 10 này.


“Các nền tảng đó cố gắng đảm bảo sản phẩm của họ là hàng thật. Và quảng cáo rằng họ sẽ hoàn tiền cho mọi người nếu có hàng giả. Vì vậy, tôi có thể tin tưởng vào các dịch vụ mua sắm này”, một khách hàng nói.

Cũng theo cô: “Mua sắm trực tuyến rất tiện lợi vì tôi không phải xếp hàng chờ đợi. Và một số nền tảng cũng sẽ giảm giá khuyến mại … Gần đây, tôi có thể dễ dàng tìm thấy hầu hết hàng hóa bán ngoại tuyến trên các nền tảng trực tuyến đó. Vì vậy bây giờ tôi không thực sự cảm thấy cần phải mua chúng trực tiếp”.

Khi thị trường mua sắm trực tuyến cho lĩnh vực này phát triển. Dóng vốn đầu tư vào các nền tảng đó cũng đang chảy vào. Tổng số tiền đầu tư mà bốn nền tảng – Mustit, Trenbe, Balaan và Catch Fashion – đã lên tới hơn 150 tỷ won.

Balaan đã huy động được 32,5 tỷ won trong một vòng Series B vào tháng trước. Nâng tổng số tiền tài trợ của nó lên 48,5 tỷ won. Trenbe thu về 40 tỷ won, Catch Fashion 38 tỷ won và Mustit 28 tỷ won.

Viễn cảnh thị trường sau đại dịch?

Tuy nhiên, bất chấp việc kinh doanh phát đạt, Giáo sư Suh nói rằng thị trường hàng xa xỉ cá nhân có thể phải đối mặt với sự sụt giảm trong một thế giới hậu đại dịch

“Một điều chúng ta cần xem xét là khi chúng ta bước vào thế giới hậu đại dịch. Khi mọi người có thể đi du lịch nước ngoài mà không bị hạn chế. Và có nhiều điều kiện hơn vào các cửa hàng để mua sắm trực tiếp. Khi đó, họ có thể không mua sắm trực tuyến nhiều như vậy. Trừ khi hàng hóa rẻ hơn”, ông nói.

Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng trong ngành có thể không cao như hiện tại. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, mức tiêu thụ hàng xa xỉ nói chung sẽ tiếp tục tăng. Do Thế hệ MZ thể hiện sự yêu thích và am hiểu về đồ cao cấp, hàng hiệu.